Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

CHÙA BÀ - LĂNG MẠC CỬU - MŨI NAI

Sáng hôm sau chúng tôi đi thăm CHÙA BÀ cũng là một DI TÍCH NỔI TIẾNG của HÀ TIÊN. Trong vườn cây cảnh rất đẹp, mùa này mà đã có phượng nở. Đẹp nhất là có một hồ sen, mỗi người đều dừng lại chụp một tấm ảnh đứng bên hồ.





Tiếp đến là qua lăng MẠC CỬU, đến HÀ TIÊN thì đây cũng là nơi người ta cũng cần biết. Vùng đất này được khai khẩn bởi dòng họ MẠC, người QUẢNG ĐÔNG, khi nhà MINH bị nhà THANH lật đổ, ông MẠC CỬU đem theo 300 người MINH HƯƠNG thân tín chạy đường biển vào NAM và xin Chúa NGUYỄN PHÚC CHU cho ở lại vùng HÀ TIÊN khai khẩn.

Điạ danh HÀ TIÊN ngày xưa là TÀTEN.TÀ là SÔNG, TEN là tên của con sông, xưa đất này thuộc CHÂN LẠP. Người tàu mới đọc lại thành HÀ TIÊN.

Chúng tôi đi vào Miếu thờ MẠC CỮU, MẠC THIÊN TÍCH ...rồi đi vòng ra phía sau leo lên nhiều bậc cấp, để đến viếng ngôi mộ của ông . Gọi là lăng nhưng cũng đơn giản, ngôi mộ xây bằng xi măng đắp tròn, chứ không xây hoành tráng như các ngôi mộ vua Chúa...

Đi lên phía cao hơn nữa nghe nói là mộ BÀ DÌ TƯ ?. Mộ cao quá không ai lên nỗi, nên đứng chụp hình lanh quanh để kỹ niệm .Tôi thì cái tật cũng đa nghi nên cứ nghĩ là nơi cao ráo thanh tịnh như vậy, mộ phần thì đơn giản, nhưng không hiểu sao được tồn tại lâu đời và còn được dân chúng sùng bái như một vị thần linh. Dù bao nhiêu biến cố lịch sử mà ở đây không hề xê xích... Vì chút nữa trên đường về cách đó không bao xa, tôi thấy một ngôi nhà thờ bị bom nát, còn lại tường gạch xơ xác...




Chú tài nói bây giờ ra biển MŨI NAI là biển sạch đẹp và cạn nhất ở đây . Chúng tôi lấy ghế ngồi nghĩ, uống nước, ăn bánh đem theo, rồi kéo nhau xuống lội ...Vì chỉ có mấy cậu là biết bơi, còn mấy bà thì lỏm bỏm, nước mới nửa người, nhưng ba anh em phải thay nhau canh chừng ...sợ mấy bà tập lặn ...H thì không chịu xuống, tui tưởng không đem đồ tắm nên không tắm, nên nhường lên mua bộ khác. Ai ngờ bà sợ đen tróc da...thôi có người ngồi lại giữ đồ đạc cho chắc ăn, chứ không cẩn thận thì có khi về lại chẳng còn gì ...

May mà nhờ anh Đỉnh zoom máy ở trong xa mới chụp được cho mấy tấm hình nhúng nước . Khi vào đến bờ NS bị SM cào 2 vệt trên cánh tay vẫn còn dấu vết tới ngày nay. Số là đã vào bờ thì ta thả piscine ra, ai ngờ nàng còn bám chặt, nên mất thăng bằng, trước khi té giơ tay chụp hụt, cũng may mới nhào xuống đã có người đở, chưa uống ngụm nào, nhưng ta bị xướt 2 vệt làm kỹ niệm !

Quày trong nước mấy tiếng đồng hồ cũng đã đói, nên lên tắm nước ngọt, thay đồ đi ăn cơm trưa và trên đường về luôn . Kể như đã cởi ngựa xem hoa ! Nhưng được một buổi sáng thật vui mà có lẽ khó có lần thứ hai trong đời !

Ăn trưa hôm nay chủ xị là HPT. Tính vào quán thuộc khách sạn bờ biển HÀTIÊN, nhưng lại chạy xa ra ngoài một chút thì thấy một quán thật đẹp, cái tên lại hơi đặc biệt, nên kêu chú tài dừng lại đây ăn luôn, vì ở đây có mấy cái chòi bằng lá dừa đẹp.
Định gọi cua và tôm cân ký xong là nói họ làm cua rang me, tôm rang muối. Định giởn đếm thử 19 con tôm, vậy mỗi người chỉ được ăn 2 con. Còn dư 1 con phần Chú tài để thêm sức lái xe về cẩn thận....bữa ăn đồ biển thật ngon.

Đây là bữa ăn cuối cùng trên đường về, có lẽ không ai hứng thú gì nữa, nên ai cũng riu riu ngủ, trừ Chú tài, nhưng qua mấy địa danh đặc biệt Chú tài cũng bắt đầu khôi hài cho không khí đỡ buồn ngủ như TRI TÔN ...(khi nào nhớ sẽ viết thêm)

NS

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2010

KHÁCH SẠN SOKHA ĐƯỜNG PHƯƠNG THÀNH

Toàn cảnh Biên giới Campuchia

HP-H-TH ngoài Thạch động

Dưới Thạch động

Cây Đu đủ ngoài Thạch động

Quán ăn Rạch giá-Hà Tiên

Tối đó vào thành phố HÀ TIÊN và đến khách sạn đường PHƯƠNG THÀNH . KS này cách đây mấy năm là ks 4 sao dành cho du khách ngoại quốc, vì lối kiến trúc có vẽ xưa như thời Pháp. Nhưng bây giờ mới đổi chủ, mà chủ là một thiếu phụ trẻ, cho nên cách điều hành KS chưa được chu đáo lắm .

Chúng tôi lấy phòng rồi đi ăn, phòng ốc cửa ngỏ không mấy an toàn, chúng tôi có nói chuyện với bà chủ thì bà nói không sao đâu, ở đây yên ổn lắm, em mới tới đây 6 tháng mà đâu thấy có gì.
Hôm sau đứng nói chuyện mới biết, bà mới sang lại KS, nên còn phải sửa chữa .
Chúng tôi ở lầu 4 mà phải cuốc bộ, vì thang máy hư...Hôm nay chú tài đưa đến một tiệm ăn quen thuộc của chú . Có điểm lạ khi gọi đồ ăn mà tui chưa hề biết là tôm, cua, ghẹ anh Đỉnh hỏi cân ký lô, bao nhiêu một ký, mình muốn mấy ký, rồi họ mới đem, luộc, hấp, xào...

Mấy bà sợ buổi tối ăn ghẹ đau bụng, nhưng khi họ dọn ghẹ hấp ra thấy tươi, ngon, hấp dẫn nên không ai từ chối hết . Bữa ăn tối nay anh Đỉnh chủ xị, lại rất mắc . Ăn rồi kéo nhau ra Bến Đông Hồ uống cà phê .
Có một quán nổi ven hồ rất nên thơ, nhưng không có nhạc, và không thấy khách ngồi trong quán, mà chỉ ngồi ven hồ . Chúng tôi vô rồi sau đổi ý, mình tìm nơi nào khác, vì ở đây xe không đậu được.

Đi vòng vòng một hồi trở lại chỗ cũ và tìm được chỗ đậu xe hơi xa một chút . Hỏi sao không mở nhạc, họ nói làm ồn , nên chỉ mở radio thôi. Mấy quán xung quanh cũng vậy nên không khí yên tĩnh..tạo nên vẽ thơ mộng của bến Đông Hồ, để các nhà thơ còn cảm hứng mà sáng tác ra những bài thơ tuyệt diệu...

Ngoài càphê ra, còn có nước đậu xanh nóng, một món uống cũng lạ, nên ai không uống càphê, không muốn thức đêm làm thơ thì một ly đậu xanh nóng là tốt nhất. Mà xem ra trong chuyến đi này không ai khó ngủ cả, vì ngày đi đường mệt nên tối dù phải thức 2,3 lần để điều chỉnh máy lạnh , vẫn ngủ lại như thường .Vì máy lạnh ở đây mới mở 16,17 độ mới đủ lạnh, nhưng một lúc sau phải hạ xuống 18,19 ...rồi 24 ,25... ngủ một hồi cảm thấy lạnh quá dậy tắt. Đến một hồi sau nóng quá, phải mở ra ...một đêm đến mấy lần như vậy phòng của NS và SM. Còn mấy phòng kia không nghe ai nói, có than lạnh, nhưng quấn chăn, mền rồi thăng,

Tối đó về KS, Hương kiểm soát đồ đạc, thấy mất 3 chai nước, đi kiếm lung tung, cuối cùng mở ngăn lạnh thấy chúng nằm trong đó , vậy mà cũng nhặng xị mấy phút...
Sáng hôm sau, ăn sáng ở KS chỉ có một món, bánh mì và trứng.


Thứ Tư, 24 tháng 3, 2010

HÀ TIÊN (TÀ TEN)

Ngày mai lên đường đến Hà Tiên
Vùng giáp Cao Miên giải đất liền
Quê hương ta đó tây nam bộ
Cũng giải non sông giống Lạc hồng !

Hôm sau 7giờ ăn sáng ở KS xong, chuẩn bị đến chào Suôi gia và cả Đoàn lên đường đi Hà Tiên.
Nhóm TM và các bạn thì về lại SAIGON, còn mấy anh em NS thì đi Hà Tiên. Cuộc chia tay cũng cảm động, bà Suôi cho một hộp bánh trái mang theo ăn đường . Đường tới HàTiên phải đi qua RẠCH GIÁ cũng gần 10 tiếng đồng hồ .

Trên đường có đi ngang qua rừng UMINH . Từ hồi nào tới giờ trong đầu óc tôi luôn nghĩ rừng UMINH là một rừng cây cao rậm rạp như ở cao nguyên. Nhưng khi đi ngang qua ông tài xế nói dọc rừng UMINH đó, nhưng mình chẳng có thì giờ vào trong coi.
Tôi ngạc nhiên, rừng chỉ là cây mắm cao độ hơn 2 thước không có vẽ gì là tối tăm rậm rạp như tôi tưởng tượng, chỉ có điều cây mọc san sát dày, người ta có thể núp trong đó mà không thấy. (sẽ phụ bản RỪNG U MINH)

Đến 12gìờ trưa, có lẽ bắt đầu đói bụng nên chú tài nói sẽ dừng lại một quán bên đường ăn trưa . Có lẽ đây là quán các xe đò hay dừng, nên xe vô ra cũng đông, mà chỗ nào đông thì chắc là ngon, chúng tôi vào rửa tay xong thì Định đã chọn một phòng ăn có máy lạnh, nhưng cửa không đóng như nhà ở bên này, tôi ngạc nhiên thì Định giải thích lúc đi ngang qua cửa chị không cảm thấy một màn chắn hả,không cần phải có cửa mà hơi lạnh cũng không ra ngoài .Trời ơi tối tân quá, tôi chưa hề biết, cũng như thấy quạt máy phun nước mà không biết tại sao, mặc dầu đã từng thấy trên đường dừng lại OUTLET khi đi LAS VEGAS .

Bữa ăn hôm nay là do Hiền CHỦ XỊ nên ĐẠI CA NS cũng thấy nhẹ nhàng, tuỳ mọi người định liệu, kêu gì ăn nấy, nhưng thật ra từ hồi bắt đầu chuyến đi đến về NS có bao giờ gọi món ăn đâu, ai gọi thì ăn thôi,không có ý kiến...đa số các bữa ăn miền nam là canh chua cá kho tộ . Ăn 3 ngày rồi, nên hôm nay thêm canh ổ qua cho mát và đặc biệt có dĩa xào bông súng, bông so đủa...có phải vậy không quí vị , nếu tui nói sai thì làm ơn sửa, chớ không thì tui phiạ đó.
À quên, quán này có mấy món khai vị, dưa chua, dưa cải... Cô tiếp viên dễ thương giới thiệu món ăn ngon, nên khi trả tiền cô được bo thêm và chụp tấm hình làm kỹ niệm .*(ĐẠI CA là do anh ĐỈNH đặt, mỗi lần gọi phone là anh kêu ĐẠI CA) .









Trên đường đến HÀTIÊN, dọc theo đường xe chạy là một con kênh rộng, chúng tôi rất thú vị khi nhìn 2 bên bờ sông, đây là cảnh mà miền trung và cao nguyên không có.
Thỉnh thoảng thấy một cây cầu khỉ bắc qua sông, khi thấy một cây cầu có vẽ vững vàng, chú tài ngừng lại cho chúng tôi leo qua chụp hình. Leo lên rồi mới thấy ớn, mấy cây tre dài nối nhau từ bên này bờ qua bên kia bờ. TH nhỏ nhắn nên nhanh nhẹn qua trước như con khỉ, có lẻ vì vậy nên người ta gọi là cầu khỉ. Còn tui phục phịch, phải bỏ giày leo chân không, rớt thì khg sao, vì nước sông cũng cạn, có điều sẽ thấm bùn, mà không biết vớt kịp trước khi thấm không ?

Anh Đỉnh cũng làm nguời hùng, rồi tới Đạt, Phượng và Hiền đều ráng qua vài thước để chụp hình !
Trên đường còn thấy vài chòi lá dừa bên bờ sông,hình như ai cũng đoán biết là để làm gì ,nên chờ có một cái chòi nào đẹp nhất là chụp hình !

Trên đường vào HÀ TIÊN đi qua mấy hảng ximăng nổi tiếng của VN, vì ở đây có nhiều núi đá vôi, nên người ta lấy đá ở đây ra xay thành ximăng (tôi quên ghi lại tên mấy hảng ciment này) .

Chú tài xế kể lại một câu chuyện ĂN QUẢ TRẢ VÀNG .
"Hồi đó ở HÀTIÊN có một gia đình cũng khá giả, cha mẹ có 2 người con trai, người anh thì khôn ngoan lanh lợi, còn người em thì khù khờ nên khi cha mẹ mất người anh dành hết của cải trở nên giàu có . Người anh cho người em một cái chòi dựa bên một hòn đá để ở. Người em vốn thiệt thà nên cũng bằng lòng, và mỗi ngày đào đất đá nơi mình ở đẩy đem bán cho người ta cất nhà cửa .
Người em cứ mỗi ngày chở đất đá đi bán, sau trở nên giàu có .


Người anh thấy vậy động lòng tham, mới nói với người em ,mày cho tao vào đào ít đất ở đó để về xây thêm nhà. Người em vui vẽ để cho anh vào đào . Bỗng nhiên trời nổi cơn giông bão làm tảng đá trên cao sụp xuống, vì tảng đá bị đào mòn sâu vào phía trong nên bị gió bão mạnh là đổ xuống, người anh bị chết tại đó .

Một hôm có một ông chủ hảng ximăng ở đâu ghé qua thấy chỗ người em ở là núi đá vôi nên ông ta bèn dụ người em bán hòn đá lại cho ông với giá cao để ông đem máy móc đến khai thác đá ở đây làm ximăng....Người em thấy đời sống mình cũng đủ rồi, vã lại của trời cho mà bán được món tiền như vậy thì cũng đáng mừng rồi, nên anh đồng ý...và hảng XIMĂNG SAO MAI đã khai thác mỏ đá ở đây."

Xe đến HÀTIÊN là 6 giờ chiều, chú tài cho chúng tôi đi xem vài chỗ như CHÙA HANG ,THẠCH ĐỘNG.
Từ ngoài vào chùa rộng rải, vào buổi chiều nên mát mẽ . Định dâng sớ cầu an, năm nay là năm tuổi của nó. Đi vào sâu trong chuà thì thấy ngỏ băng qua một cái hang hơi tối một chút, nhưng độ mươi bước là đã ra ngoài phía sau và đi ra phía biển có thể nhìn thấy HÒN PHỤ TỬ ngoài xa.
Và có một THẠCH ĐỘNG lên độ 10 bậc, chúng tôi đang chuẩn bị leo lên thì nghe mấy đứa nhỏ lên rồi xuống hỏi nhau .

- Thấy gì không ?
- Có gì đâu mà thấy .
Tôi cũng tức cười thôi thì cứ leo lên rồi hay. Thiệt chẳng có gì hết ,chỉ đứng trên nhìn xuống thấy người...ra phía ngoài thì thấy có một cây đu đủ dài ngoằn, cái đầu cuốn lại thấy lạ, chúng tôi đứng lại chụp hình kỹ niệm, bởi vì nó mọc từ gốc đá, nên chỉ phát triển nơi có ánh sáng và theo một chiều.

Hòn PHỤ TỬ ngoài xa, tục truyền rằng có hai hòn đá đứng song song với nhau, người ta gọi là CHA CON - PHỤ TỬ , nhưng một trong hai hòn theo thời gian bị sóng đánh gảy phần đầu. Nghe nói hình như nhà nước muốn dựng lại, nhưng dân chúng không đồng ý, họ nói cảnh thiên nhiên cứ để tự nhiên vậy, không muốn bàn tay con người nhúng vào .

" Hòn Phụ Tử thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Từ lâu, hòn Phụ Tử được xem là biểu tượng cho cảnh đẹp Kiên Giang. Đó là hai trụ đá cao nghiêng nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho hình hai cha con quấn quýt bên nhau trông ra biển cả.

Theo truyền thuyết, xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn, cạnh chùa Hang, có hai cha con làm nghề chài lưới.

Quá bất bình trước tình cảnh này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con.

Sau khi tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong giết được con thuồng luồng này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến cắn đứt đầu ông, trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu liền ôm lấy khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm qua khiến người con trúng độc rồi chết. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử.

Hai bên hòn Phụ Tử là hai hòn đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để giỡn với sóng biển và một con rùa. Thiên nhiên đã tạo nên một cảnh quan thật kỳ lạ khéo léo. Chắc chắn rằng ai đã đến hòn Phụ Tử thì không thể quên được cảnh non nước hữu tình "(Thục Anh).

Trước khi ra về chúng tôi còn ghé qua mua mấy cái đồ lưu niệm như mấy con ỐC , BÌNH BÔNG làm bằng đất đá HÀ TIÊN và có một ông bán cối chày may mắn bán được 4,5 bộ cối.

Vì sợ nặng valy, ai cũng mua cái cối nhỏ nhất, nhưng cái chày thì bự, về nhà giả tỏi cứ tiếc hùi hụi sao không lấy cái cối bự hơn ?

CÀ MAU - HÀ TIÊN

CÀ MAU

Đứng nhìn đất mũi Cà Mau,
Hồn lâng lâng cảm, sắc màu quê hương.
Xa xôi cách trở dặm trường,
Bao lần mơ ước tận tường nước non.
Nước mình chữ “S” thon thon,
Nghìn năm dấu ấn triện son vẩn còn
Dẫu cho sông cạn đá mòn,
Tình yêu đất nước vẫn tròn trước sau.
Người đi chớ vội quên mau,
Quê hương mình đó, đậm câu khoan hò,
Về miền ruộng lúa thơm tho,
Cánh đồng bất tận, con đò đêm trăng.
HP 2/ 2010

HÀ TIÊN

Mạc Cửu quanh năm đứng giữa trời,
Giữ gìn mảnh đất Hà yêu ơi.
Chùa Hang, Đức Phật, thiêng liêng quá,
Biển rộng mênh mông chẳng nói lời.

Ao sen tinh khiết tỏa hương xa,
Phượng đỏ nghiêng mình chờ nắng qua,
Ngàn cánh hoa vàng khoe sắc thắm,
Đậm đà điệu lý, nước non nhà.

Đông Hồ, bến cũ chờ đợi ai ?
Trăng chiếu lung linh, bóng đổ dài.
Nhung nhớ ngập tràn bao kỷ niệm,
Tô Châu, cầu nối những bờ vai

Biển lặng, sóng êm đây Mũi Nai,
Núi xa mờ nhạt ẩn sương mai,
Nước trong lấp lánh ngàn tia nắng
Xao xuyến người yêu biển miệt mài
HP 2/ 2010

TÌM HIỂU THÊM VỀ CÂY ĐƯỚC

Nếu bạn vận dụng học thuyết tiến hóa của Darwin thì bạn sẽ thấy đơn giản là quá trình chọn lọc tự nhiên hàng triệu năm để lại 1 diễn thế thích nghi môi trường của các loài thực vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn :- có hệ thống rể cực kỳ đặc biệt , đối với cây đước là rể nôm ( là hệ thống rể phụ rất lớn từ phần thân trên gốc , giúp cây bám chắc vào đất bùn, không bị sóng thủy triều xô ngả ...)sau đó là cây mắm với hệ thống rể khí sinh trồi ngược lên khỏi mặt bùn -nhìn xa như bàn chông - giúp cây hô hấp biến dưỡng, bám chắc vào bùn, góp phần cố định phù sa tạo nên những bải bồi ...

...
Không biết cây đước có tự bao giờ và từ đâu trôi giạt đến vùng đất Mũi Cà Mau sinh sôi, nẫy nở thành rừng để khi tôi sinh ra là thấy đước mọc từ mé sông trước nhà cho đến sau hậu đất chạy dài mút mắt. Ở quê tôi cây đước gắn bó với con người rất mật thiết tự bao đời. Chính rừng đước đã che chở giông bão cho thế hệ này đến thế hệ khác. Đước theo cây mắm lấn dần ra biển, mở mang bờ cõi và đi vào thơ ca như một bản anh hùng ca đất biệt:
Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng,Gió càng lay, càng vững thành đồng..
Vâng, có lẽ cũng hiếm nơi có được rừng đước bạt ngàn như Cà Mau quê tôi. Không biết tự thưở nào ông cha ta đã biết sử dụng cây đước với lá dừa nước để dựng nhà chở che cho biết bao cuộc đời trốn nắng, tránh mưa. Với từng loại cây đước lớn, nhỏ khác nhau, qua bàn tay con người, nó đã trở thành những cây cộ, cây kèo, cây rui, cây me, cây đòn tay, đòn giông cho đến giăng vách gắn kết với nhau tạo nên căn nhà khá vững chãi. Hơn thế nữa con người còn xẻ đước làm ván ngồi, đóng giường để ngũ, đóng tủ để thờ người quá cố và cất giữ vật dụng trong gia đình. Vỏ đước cũng được trọng dụng để “sắn” chài, lưới giữ cho chúng được bên lâu.Trong một ngôi nhà vùng biển Năm Căn nhìn đâu cũng bắt gặp hiện thân của cây đước, từ bữa cơm trong gia đình cũng thấy hiện diện đôi đũa ăn cơm đến chiếc mâm đều được làm bằng đước.Bước xuống xuồng đôi tay con người đã cầm cây dầm bơi qua sông, cầm “đôi guốc” đẩy mái chèo xuôi ngược vùng sông nước khiến ta càng cảm nhận sự gắn bó giữa con người với cây đước mật thiết cô cùng. Đã hết đâu, than đước không chỉ là chất đốt cho mọi gia đình, mà nó còn sưởi ấp cho ta từ thưở lọt lòng. Chỉ với đây thôi, chưa xa xôi gì, thời kháng chịến, chính rừng đước đã chở che cho biết bao gia đình sinh tồn qua cuộc chiến khốc liệt dưới mưa bom, lằn đạn của quân thù. Hàng ngàn gia đình bất hợp tác với giặc đã bỏ nhà vào sống trong làng rừng. Và rừng đước đã cưu mang con người vượt qua những năm tháng đầy nguy nan khốn khó cho đến ngày toàn thắng.Tôi không thể nào quên thưở nhỏ, ông tôi đã chọn những gốc đước có hình dáng con ngựa đẽo gọt thành chú ngựa đủ bốn chân có gắn bánh xe để trước sân nhà, dành cho tôi làm bạn với thú vui cõi ngựa đến thuộc lòng bài hát: “Khớp con ngựa, ngựa ô”. Có thể nói cây đước gắn liền với tuổi thơ tôi, cuộc đời tôi cũng như với biết bao người dân Đất Mũi. Để rồi xa luôn đan đán nhớ về hình ảnh Cây đước quê hương.
Thủy tiên

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2010

25/2/2010 ĐÁM CƯỚI







Đi CàMau về, hôm sau là ngày đám cưới . Nhà trai ở ngay khách sạn nên mọi việc cũng đơn giản không phải đi xa.
Đúng 1 giờ trưa thì chuẩn bị xuống dưới phòng tiếp tân, nhờ sự giúp đỡ của nhà gái nên mọi mâm quả đã sẳn sàng, tới 1:30 là đi sang nhà gái.Khi xe hoa tới nhà gái, không hiểu chưa đúng giờ hoàng đạo hay sao, mà chú rễ vừa ra khỏi xe đóng cửa lại thì các cánh cửa kia đều không mở ra, bà má chú rễ và cả ông tài xế cũng bị kẹt trong xe, mãi 15 phút sau, phải leo ra băng sau để ra thì cánh cửa trước mới mở được ?

Vào nhà rồi thì nghi lễ bắt đầu, cũng vui vẽ, chứ không trịnh trọng nên mọi người tự nhiên.
Đại diện giới thiệu nhà gái là Anh cô dâu. Đại diện nhà trai là thầy G. nói năng duyên dáng và vui vẽ, giới thiệu nhà trai toàn là thi sĩ...từ bà mẹ chú rễ đến các dì, đều là thi sĩ ...chưa nỗi tiếng !

Chú rễ cô dâu làm lễ gia tiên, lạy bàn thờ BA của cô dâu.Không khí buổi lễ thân mật và nghiêm chỉnh, anh cô dâu giới thiệu mâm quả từ nhà trai bưng tới, hộp nữ trang thì do cậu ĐẠT bưng, cậu bận áo sơ mi trắng thắt cà vạt đỏ , lúc đi từ nhà trai, nhưng lúc lên trình quả bổng nhiên mọi người ngạc nhiên không hiểu ai đưa cho cậu cái JACKET CARÔ bận vào như chú hề...mấy dì bắt đâu cười... .rồi qua Má chú rễ, cậu Định chưa thấy nên cậu hỏi mấy chị cái gì mà cười dữ vậy, dì Hương chỉ cậu Đạt, cậu Định lật đật chạy ra ngoài, và cậu cũng tức cười ..Làm nhà gái ngơ ngác, không hiểu cái gì...sau chúng tôi phải xin lỗi ...

Mở hộp nữ trang hai Bà suôi đeo bông cho cô dâu, nghi lễ mỗi nơi có khác nhau một chút...Trước khi chấm dứt nhà gái đọc LỜICẦUNGUYỆN ,CHÚC LÀNH và HẠNH PHÚC cho cô dâu và chú rễ.

Xong phần trà nước là ra về, hẹn chiều gặp lại ở bàn tiệc.Chiều người ta mời 5 giờ, chúng tôi cứ tưởng là ở VN cũng giờ cao su, nên nấn ná tới 6 giờ mới xuống, đâu ngờ khi xuống thì người ta ăn đã gần hết nửa tiệc mà chưa giới thiệu hai họ, và cô dâu chú rễ.
Đến khi lên giới thiệu hai họ, cô dâu chú rễ bắt đầu rót rượu, cắt bánh thì khách ai ăn xong muốn về thì cứ tự nhiên...
Cô dâu chú rễ đi chào bàn cám ơn quan khách và bà con. Không khí về sau sôi nỗi, mọi người lên hát, tặng hoa, giới trẻ còn ở lại chơi hát hò, nhậu, mấy người già về nghỉ.

Nói chung một đám cưới thân mật vui vẽ, dù hai gia đình xa lạ mà cảm thấy như quen tự bao giờ . Cầu mong cô dâu và chú rễ bên nhau mãi mãi.
Quang Trí đồng ý Huệ Phương
Huệ Phương cũng hứa luôn luôn chung tình
Giờ đây duyên nợ đã thành
Nhờ ơn Thiên Chúa duyên lành bên nhau
Gian nan thịnh vượng trước sau
Giữ gìn chung thuỷ tình sâu vợ chồng!
Nhị Thanh
(Trên đây là lời chúc của cậu Đạt.)
Cậu Định có lời dặn dò hai cháu, kinh nghiệm bản thân của cậu :
Chồng nói thì vợ nghe
Vợ nói thì chồng im re !


Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2010

HÀNH TRÌNH CÀ MAU-HÀTIÊN

Về đến SAIGON VN ngày 3/2/2010, máy bay đáp xuống 6 giờ, thủ tục ra khỏi sân bay đơn giản hơn, ngồi xe lăn được đưa ra tận cửa, vừa mau chóng, vừa không phải bị xét gì cả.

Kính, Phượng, Thưởng, Đính, Quang các em của tôi ra đón, lần này không bị xí hụt như lần trước, nên mọi người lên xe taxi về luôn Khách Sạn 46 Nguyễn Văn Đậu, đối diện nhà Phượng nghỉ lại đây một đêm, mai về BMT cho tiện, vì đồ đạt lỉnh kỉnh khiêng lên nhà Thưởng lầu 3 cũng mệt.

Hôm sau về BMT với Phượng, và PH ở lại với Má 2 ngày mới về lại Saigon, vì dịp Tết nhà nào cũng bận sửa soạn nhà cửa, chuẩn bị cúng rước ông bà về ăn TẾT với con cháu.



Hôm sau về BMT với Phượng, và PH ở lại với Má 2 ngày mới về lại Saigon, vì dịp Tết nhà nào cũng bận sửa soạn nhà cửa, chuẩn bị cúng rước ông bà về ăn TẾT với con cháu.
Ở nước ngoài thì cũng gia giảm nhiều, tuy vậy ngày Tết vẫn là ngày mà mọi người đều phải nhớ.Tôi về ở với má 2 tuần, má mừng vui và vẫn khoẻ, tuy vậy má đã lẫn và lãng tai nhiều.Lần trước về má còn đi đứng thăng bằng, lần này má đi lẹt xẹt, một bên hông của má bị thu hẳn, nên má đi bên thấp bên cao. Má tuổi Tuất, 89 tuổi tây nhưng 91 tuổi ta .Tôi biết tuổi má từ khi còn nhỏ cho tới bây giờ, má cũng xác định như vậy và vẫn còn nhớ tuổi mình.
Bây giờ má đã lẫn, cứ vô ra toilet mỗi ngày không biết mấy lần, sáng má ngủ dậy cở 8 giờ vô ra toilet độ 2,3 lần, mỗi lần vô ít nhất là 30 phút, rồi ra chỗ rửa mặt, rửa tay đàng trước nhà, rồi vô phòng ngồi lau, sau đó lại xuống toilet, rồi đi rửa tay, rồi lại lau..cứ như vậy cho đến 12 giờ trưa có khi trễ hơn mới ra phòng khách ngồi ...lúc bấy giờ cô em dâu mới đi hâm tô bún bò đã mua sẳn cho má ăn...và điệp khúc này cứ tiếp diễn mỗi ngày... cho đến cuối tuần, mấy đứa con mới mua thức ăn khác cho má.

Việc ăn uống và chăm sóc má, tôi đã thu xếp đâu vào đó sau ngày ba mất, nhưng rồi mọi việc lại đổi thay...(đây là sự thật đau lòng, mà chúng tôi hoàn toàn bất lực ). Vì lý do má không chịu thay đổi chỗ ở, cứ đòi ở đây cho đến ngày chết với ba.
Những người già VN thường bảo thủ như vậy, trong khi chị em chúng tôi đều muốn đem má về nhà ở để chăm sóc . Bên cạnh đó, tôi còn một cô em khờ khạo phải chăm lo thuốc men cho nó, nó rất ngoan, đẹp, cao như cô MỸ, rất thích diện đi chơi.

Ở với má từ 22 tháng chạp cho đến mồng 9 tháng Giêng năm Canh Dần, thì tôi tổ chức các em và một số bạn bè đi CàMau và HàTiên.Đi CàMau là để lo đám cưới cho con trai tôi, thật ra đã cưới ở Canada, nhưng vì nhà gái muốn đải tiệc ở VN, nên được dịp chúng tôi đi CàMau và đến Hà Tiên để xem thắng cảnh luôn .

Đoàn của tôi đi, gồm có gia đình tôi 7 anh chị em, hai người bạn ở Úc và Mỹ, cùng tháp tùng với chúng tôi là thầy Giõng và Hiền . Sau có thêm 2 cặp bạn thân của gia đình, mấy người này hồi xưa "thời khó khăn" là đệ tử của ba tôi, và một cô học trò tình cờ của thầy Giõng.
Tôi nói với má đi CàMau 6 ngày để má biết, khỏi chờ đợi.Ngày mồng 9 ta tức 22/2/2010, đoàn chúng tôi từ BMT xuống Saigòn ở lại 1 đêm, cũng tại Khách Sạn 46. Thầy Giõng đáng lý cũng đi chung xe đò với chúng tôi nhưng sau cùng, thì có xe nhà của cháu thầy cũng đi, nên thầy sang qua đi cùng đám cháu.

Chúng tôi tới Sàigòn 7 giờ chiều còn thầy, thì mãi 10 giờ mới tới, vì tới Đăk Nông xe của cháu thầy phải dừng lại ở nhà bà con, nên 10 giờ thầy mới xách vali tới gõ cửa phòng tụi tui, hỏi phòng tui ở mô ? Tui nói :
- Thầy xuống quầy lấy một phòng rồi lên ngủ, sáng mai gặp.Tối hôm đó gặp cả PC cũng ở lại KS, sáng hôm sau mọi người gặp nhau cùng ăn sáng tại KS .

18/3/2010 HÀNH TRÌNH TIẾP TỤC

Sáng hôm 23.2.2010 . Mọi người tập trung ở nhà HP, và lên đường đi CÀMAU lúc 8 giờ . Trên đường đi, chỉ còn đón Hiền và MK học trò thầy Giõng.
Thực sự mà nói, đường đi về miền tây bây giờ khang trang, hai bên đường nhà cửa san sát. Bề ngoài, xem ra cuộc sống của người dân ở đây sung túc, cửa hàng nối tiếp nhau, buôn bán sầm uất, tiệm ăn, tiệm càphê và càphê võng thỉnh thoảng xuất hiện hai bên đường, bên dưới những tàn cây cao rất mát mẽ, tôi thấy lạ có chụp hình, nhưng nếu cho tôi vào đó nằm thì..chắc không dám !
Không khí rất vui nhộn, nhất TM thật náo nhiệt vui vẽ, thầy luôn đem nụ cười lại cho tất cả mọi người trên xe . NS cũng không thua gì, nên đối đáp, vui như TẾT... Những câu chuyện dí dõm, nói về trái chuối và múi quýt làm cho mọi người cười bò. Chỉ có một người lúc nào cũng điềm đạm ít nói ...đó là SM, cô nàng không nghịch ngợm như chị em SK, vì vậy mỗi người lâu lâu chỉ chêm một câu ...để trêu chọc.
SM cho mọi người coi CD Tây nguyên, trong đó hình như có giàn hoa pháo, tiếc qúa, có mấy CD miền Tây mà không mở được, nên chỉ coi kịch của Paris by night mà mọi người quên hẵn đói bụng và đoạn đường dài 10 tiếng đồng hồ .Đến phà CầnTho, tất cả xuống đi bộ qua .
Trên đường đi, mua bắp nấu còn nóng ăn rất ngon, lúc đó trời cũng đã quá trưa, nên NS đề nghị :
- Chúng mình chờ đến Cần Thơ ăn cơm ...xế luôn.
Thầy Giõng chọc .
- Coi chừng bữa nay chị cho ăn cơm vẽ !
Theo lời dặn dò của QH trên đường đi, hãy ghé qua thăm nhà cô của QH ở Sóc Trăng .

Hình chụp Đoàn trước khi vô nhà QH

NS và TLB

HP và Cô Liễu (Em QH)

Nhà ở phía sau một ngôi chùa, hẽm số 8, đi vào 15m . Khi đến nơi, mọi người chúng tôi được cô LIỄU ra đón, cô rất vui vẽ dễ thương, cô mời tất cả chúng tôi vào nhà ngồi nghỉ uống nước .

Trong lúc mọi người nghỉ ngơi, cô Liễu dắt NS và SM đi ra sau vườn để thăm mộ ba má QH, và cô cũng đã chuẩn bị sẵn mâm trái cây tự bao giờ để đem ra thắp nhang . SM và NS đều chụp hình 2 ngôi mộ. Riêng NS thì hơi ngạc nhiên, vì đây là lần đầu tiên thấy những ngôi mộ chôn cất trong vườn nhà ...
Phong cảnh quanh nhà hoa rất đẹp, nhất là hoa lan nhiều màu sắc, chứng tỏ người chơi cũng đã bỏ nhiều công phu chăm sóc. Trước cảnh vật như vậy, ai cũng chụp hình làm kỹ niệm.

Cô Liễu hỏi chúng tôi, nếu đói bụng thì cô đưa ra quán ăn cơm, nhưng khi hỏi tài xế thì được Ông trả lời :

- Thôi ráng đến Bạc Liêu ăn luôn, rồi đi coi nhà "Công tử Bạc Liêu hồi xưa đốt tiền nấu trứng" . Mọi người nghe vậy, thì háo hức nên ráng nhịn đói để đi tiếp.
Chồng của cô Liễu kể lại, hồi xưa có dạy ở Kontum, và ông Hiệu trưởng Trường tên HCD, là một người bạn rất thân của NS...Trong giây phút đó, đã làm NS chạnh nhớ lại người xưa.

Đến Bạc Liêu, lần đầu tiên ăn cơm với canh chua cá kho tộ miền tây. Trời ơi ! sao mà ngon quá, ai cũng khen ngon, hay là tại đói quá . Đoạn đường dài từ đây đến CàMau, bây giờ chỉ còn một tiếng đồng hồ nữa thôi .

ĐẾN CÀMAU

Nhà Suôi Gia

7 giờ chiều đến CàMau vào khách sạn Tô Ánh Nguyệt đã được bên nhà gái đặt sẳn phòng, và họ đã đến đó đón chúng tôi đưa lên tận nơi, thật là cảm động.

Chúng tôi vào khách sạn tắm rửa thay áo quần, rồi đến nhà suôi gia của NS dùng cơm. Họ đã chuẩn bị sẳn sàng cơm cá kho, lẫu canh chua, tôm kho, bồn bồn xào, còn mấy món nữa...
Lần đầu gặp gỡ mà thật là thân mật và nồng nhiệt, có lẽ bản tính của người dân miền nam nói chung rất thật thà chân chất, nên chúng tôi cũng chẳng ngại ngùng, mặc dầu đã lưng lưng bụng, nhưng không ai từ chối ăn thêm, vì thức ăn nấu rất ngon hơn ngoài tiệm nhiều.

Một điều đặc biệt ở VN mà ở bên này chúng tôi ít dùng, chỉ thỉnh thoảng tiệc tùng hoặc cuối tuần có đông bạn bè và con cháu là" uống bia" . Bữa ăn nào cũng phải có bia mới ăn cơm ngon, ngay cả đi ăn với học trò mời cũng có bia, nam nữ gì cũng uống nốt !Thành ra về VN ai cũng lên ký và bụng bự, vì ăn uống nhiều, tôi đi về có người chỉ nhìn hình mà đã khen là bụ bẫm ! nhưng tôi có lên bao nhiêu đâu, có 2 pounds thôi !
Về mấy bữa, mất ngủ đã sụt trở lại rồi, nhưng vẫn xấu như thường ! đứng bên cạnh LTV rõ ràng là 5/10. Có người bảo là phát tướng, chẳng hiểu tướng gì ?

Tối về khách sạn, NS và SM chung phòng 2 giường bự, bên kia HP, LTV, TLB, 3 bà 1 phòng tuy mệt vì đi đường, nhưng có ai chịu ngủ đâu, còn trăm điều tâm sự. Mấy cậu kia thì chắc đã thẳng cánh cò bay, đêm nay lại thiếu vắng TM nên cứ lo thầy có ngủ được không ....
Sáng hôm sau gặp thầy, thì ra cớ sự, cả đêm TM không ngủ được vì bị mộc đè, nên vội vả mời TM khăn gói qua khách sạn chúng tôi ở cho yên.

Hôm nay chúng tôi có một ngày rảnh rỗi, nên bàn với chú cô dâu thuê một chiếc "tàu cao tốc" 20 chỗ ngồi ( canô) để đi tham quan MŨI CÀMAU mà ở đây người ta gọi là VÙNG ĐẤT MŨI.

Về đây sông nước mênh mông
CàMau đất mũi chạnh lòng nhớ ai
Bâng khuâng biển rộng sông dài
Con tàu cao tốc miệt mài lướt nhanh

NHỊ KHANH

ĐẾN VÙNG ĐẤT MŨI 19/3/2010

Thuyền VÕ LÃI

Hình chụp cả Đoàn trước khi lên đường

Cả Đoàn trên Tàu

Cảnh trên đường đi

Chiếc tàu cao tốc (high speed) gần 20 người đi,thấy cũng vui. Tối qua TM vì sự kiện ma đè không ngủ được, nên sáng nay lên tàu ngủ bù, tàu ra khỏi bến độ 10 phút là thầy yên giấc, chúng tôi biết tối qua thầy mất ngủ nên không quấy rầy thầy, chỉ chụp vài tầm hình thầy đang thiền để làm kỹ niệm.

Thiền Sư TM đang ngủ

Con sông từ CàMau ra chợ Năm Căn thật dài và rộng, tàu chạy phải trên 3,4 tiếng đồng hồ mới tới. Hai bên bờ cũng có nhà cửa phố xá, cũng có quán càphê..,c ó khi qua rừng đước, rừng chà là .
Thỉnh thoảng gặp những chiếc ghe một người ngồi đầu mũi có máy mà ở đây họ gọi là “VÕ LÃI” có thể chở hành khách ngồi nối đuôi đằng sau, nhưng phải ngồi yên, chớ động đậy nhúc nhích là ghe có thể lật bất ngờ.

Ngồi trên tàu có một điều lạ và thích thú là khi 2 chiếc tàu đi ngang qua nhau thì tàu mình dồng lên dồng xuống 2 ,3 lần như xe chạy trên đường có ổ gà vậy .
Lúc đó thì TM thức dậy và thầy giải thích là dồng "ổ cá" , vì dưới nước thì có cá chứ đâu có gà !!

Tàu đi trên sông mà một, hai tiếng sau tài xế tấp vô bờ, tụi tui đều hỏi làm gì vậy, họ trả lời ai cần giải lao thì lên bờ ,..à té ra vậy !Tàu đi ngang qua các chợ:

- Chợ Cái Nước - Đầm Dơi, chợ Năm Căn - chợ Phan Ngọc Hiền và Chợ Đất Mũi .
Miền nam nhiều kênh nước hơn là đất, nên cây đước và cây mắm mọc để giữ đất.



Cây đước có nhiều rễ quấn lại ở trên mặt đất để giữ đất cho khỏi bị nước xói. Tôi thấy họ cũng cất nhà ở trên rừng đước, vì chỗ nào cũng có nước nên phải đổ thêm đất đá để làm nền.

Tàu đi tới một ngã rẽ 2 giòng nước, tài xế rẽ qua phải, ổng nói ở đây là ra biển THÁI LAN ai muốn vượt biên thì đi luôn . Chạy một hồi, mới biết lộn đường, nên đi trở lui và rẽ qua trái, không thôi thì chút nữa gặp hải tặc rồi !

Khi tàu tới chợ Năm Căn, họ ngừng lại cho chúng tôi lên bờ để dạo chợ độ 40 phút rồi hẹn về ghe, tụi tui lên chợ gặp tiệm bán đồ kim khí của cháu cô dâu, dừng lại chụp hình trước bản hiệu có chữ NĂM CĂN và mua bắp nóng .

Ra chợ mua trái cây, quýt, vú sửa, đi vòng vòng dăm ba phút là hết. Trở về tàu thì thiếu 2 cha con chú Tư, phải chờ mất 5,10 phút gì đó, anh Đỉnh chỉ ra ngoài biển :

- Coi kìa cá sấu .
- Đâu đâu ?
- Thì nó nổi lung tung đó, chụp hình đi, tui giơ máy ra mà có thấy gì đâu, anh nói
- Nó lặn rồi ! hì hì !Độ 10 phút sau thì thấy chú xuống với một bị cá khô bự, chú nói phải đi lùng khô sặc để chút nữa nướng nhậu !

CàMau thẳng tới chợ Năm Căn Sông nước mênh mông, một chuyến phà Rừng đước bao la ôm mảnh đất Quê hương hùng vĩ biết chăng là ?
Tàu tiếp tục đi cho đến khi thấy một bên bờ nhà cửa đông đúc, có một cái nhà xây lớn và ghi CHỢ ĐẤT MŨI, như vậy là đã đến MŨI CÀ MAU mà ngày xưa người ta nói là căn cứ quân sự cũ.

Tàu thả chúng tôi xuống và đi lên bộ, thì gặp một hướng dẫn viên du lịch, anh tự giới thiệu và dắt chúng tôi đi...nhưng xem ra anh này có vẽ vội vàng, nói là cứ nói, không biết ai nghe, mọi người thì còn đứng lại chụp hình, còn ảnh lo đi trước với với 2,3 người, tôi phải kêu lại, nè anh chờ chút, nói cho tụi tui nghe với, ảnh dừng lại, nhưng sau cũng đi trước luôn.
Cũng may ở đây chỉ có 2 ngả nên chúng tôi cũng không phải đi bộ nhiều là đã đến cuối mũi đất nước VN.

Có hình một ngôi sao nhiều cánh sơn màu đỏ có ghi ngày tháng...chúng tôi mỗi người lên đứng chụp hình, rồi qua bên mô hình xây bằng chiếc tàu đánh dấu miền đất cuối của đất nước VN ...




Qua phía bên kia thì có một quán nước, mọi người có thể vô đó ngồi nghỉ uống cà phê, bên cạnh quán nước lại là một cái tháp cao để du khách leo lên đó ngắm tổng quát cảnh chung quanh VÙNG ĐẤT MŨI .
Tôi thấy LTV và TM đã tới đó, nhưng ngồi dưới chân cầu, tôi hỏi sao không leo lên ?

- Nghỉ chút đã.

Mấy người đi trước đã lên rồi, khi mấy chị em tôi tới thì đã thấy Hiền và mấy người nữa trên đó. Khi tôi lên tới nơi thấy LTV và TM còn ở dưới, nên chọc :

Lên cao trông thức mây hồng
Đứng trên ngó xuống tìm ông bạn hiền
TM ngồi dưới kiền riền
Tui ngồi đây ngắm khắp miền bao la !

Nhìn xa xa ngoài kia, cách một cái cầu, có lẽ băng gỗ mắm ? tre ? quên rồi , cũng khá vững chắc một nhà nổi, sau xuống hỏi mới biết là quán ăn, muốn ăn thì phải qua cầu ra đó...



Vào bàn ngồi, kiểm lại thiếu 2người, có lẽ còn mê cảnh đẹp còn chụp hình đâu đó, phải gọi phone tới lui, mới chịu xuất hiện, hay là định nhịn không ăn trưa ? Có trời biết?

Việc đầu tiên là chú TƯ đưa bị cá khô cho nhà hàng nướng, ngồi đợi nhâm nhi chút nước, bia cho đỡ khát. Độ 15 phút cá nướng mới ra, mọi người ăn cá uống bia thật tuyệt, trong chốc lát đã hết một dĩa, kêu tiếp cho đến khi đồ ăn và cơm lên.Ăn xong tính tiền (cũng canh chua ,cá kho tộ,thêm dĩa mực xào...) một triệu rưởi , mắc gấp hai lần hôm ăn ở BẠC LIÊU chỉ có 600 ngàn.
Người ta có dặn rồi càng về miền tây mọi thứ đều mắc hơn. Huống chi đây lại là nhà hàng nhà nước. Hiền thấy vậy liền đưa ra ý kiến, em góp vào phân nửa, không cô chịu nhiều quá !...

Chuẩn bị trở lại cầu, tuy chỉ mới đi một vài vị trí cuối mũi, nghe nói còn chỗ khác đẹp hơn, nhưng đường về còn xa phải 5, 6 giờ chiều mới tới nhà...Cuộc đi chơi cũng khá vừa đủ, trên đường xuống ghe, mọi người dừng lại chụp hình để lưu lại kỹ niệm, vì biết có dịp nào mình trở lại đây cùng với những người đồng hành trong đoàn nữa không ?

Thôi xin từ giả miền cuối cùng của đất nước thân yêu mà chúng ta đã cùng nhau ghé qua đó. NS ,PH,H,TH,Đ,Đ,Đ; H,G,MK,P,Q,L,L...

MŨI CÀ MAU

Tận cùng đất nước MŨI CÀMAU
Sông nước mang theo những chuyến tàu
Xuôi giòng ngược nước bên rừng đước
Chim vịt kêu chiều nhớ ngàn sau !

NS
Từ ĐẤT MŨI về tới nhà là 6 giờ chiều, trời còn sáng, chú tài nói có một chỗ đi coi hay
lắm . Đó là coi CHIM VỀ NGỦ, nói ngắn gọn là đi COI CHIM, ai cũng đồng ý . Chú và Định biết đường đi, nhưng địa điểm thì không nhớ lắm .
Trên đường thì hỏi, CHIM NGỦ ở đâu? Người ta chỉ lên tới đường Gạch thì quẹo trái (đường Gạch là đường lớn). Xe chạy lố. Hỏi lại _ Xuống đường nhỏ thì quẹo mặt. Chạy lên chạy xuống 2,3 tua, cuối cùng cũng tìm được.
Tới nơi, muốn vào coi thì phải mua vé mỗi người 5 ngàn, nhưng người ta nói là trời còn sáng CHIM CHƯA VỀ, đợi khi trời tối CHIM MỚI VỀ . Đi cả ngày đã mệt rồi mà còn phải ngồi chờ nữa, về nhà trễ Suôi gia đợi cơm, nên thôi đành không COI CHIM nữa, mấy ông bắt đầu chọc, tụi tui thì không sao ....coi cũng được, không coi cũng được !! Kể cũng tiếc thật, một hiện tượng lạ vậy mà không coi được !

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010

MỘC ĐÈ

Chuyện mộc đè thi chắc ai cũng biết, và chắc là ai cũng đã trải qua. Tôi thì cũng đã bị mộc đè nhiều lần, mỗi lần bị là như nghẹt thở, cố gắng vùng vẩy la hét dử dội mà không biết có ai nghe không. Mỗi lần như vậy, đều cầu mong có ai nằm cạnh, để mình đạp họ một cái là có thể tỉnh ngay.

Mộc đè có thể (theo tôi nghĩ) là tại mình nằm ở vị trí không thoải mái, bị cấn tay, chân hay tim ...Nhưng có người nói là Ma. Vậy Ma đó ở đâu ? hồi ở VN mỗi lần bị mộc đè là mọi người giải thích mỗi cách khác nhau, có người nói là ma ở trong gỗ cây làm bàn ghế, giường tủ, hay những người chết giữa rừng núi không được chôn cất, hồn của họ nhập vào các cây cối trong rừng . Đến khi người ta cưa cây về đóng bàn, ghế, giuờng thì hồn ma đã ở sẵn trong đó và đêm hiện ra dọa người ngủ trên hoặc bên cạnh. Hoặc còn ghê hơn, là chim thú ăn thịt người chết, máu rớt trên cây làm hồn ma nhập vào, nên họ hiện về.
Chuyện ma thì kỳ về VN lần này, tôi cũng có vài chuyện thật do cậu em ĐẠT viết lại, hôm nào thong thả sẽ gởi lên comment hầu quí bạn.

Chuyện hôm nay là TM bị mộc đè. Khi đoàn của chúng tôi gồm 15 người xuống đến CÀMAU, thì bên suôi gia của tôi đã đặt sẵn khách sạn Tô Ánh Nguyệt cho chúng tôi.
Chúng tôi đặt trước có 4 phòng mà số người dôi lên nên phải tìm thêm khách sạn khác gần bên . TM và mấy người bạn đồng ý đi qua khách sạn bên đó.

Sáng hôm sau TM qua kể với chúng tôi, chị SK ơi:
- Tối qua tôi bị mộc đè, không ngủ được . Tôi vô buồng tắm còn bị té sưng đầu đây nè và cùi tay bị chợt nữa.

Thầy TM làm tôi hoảng hồn vội hỏi :
- Có sao không ?
Thầy đáp :

- Đầu hôm tui vô buồng tắm trợt té xuống, cái đầu đập trên nền đất, kêu mà chẳng ai nghe, phòng tui ở 4 người, mà tụi nó đi đâu không biết, đến khi tui tỉnh dậy thì thấy đầu bị u , may quá có cô học trò là cán sự y tế , xoa dầu và chích thuốc cho tui .
Thầy nói tiếp :

- Chị biết không, cả đêm tui không ngủ được vì bị vọp bẻ 3 lần, mỗi lần chân bị vọp bẻ là tui phải bỏ chân xuống đất, mà hể nhấc chân lên giường, là bị lại 3 lần như vậy. Đến khi tui nằm mơ màng thì bị mộc đè, làm tui la và cố gắng vùng vẫy mấy lần như vậy nên phải bắt ấn, niệm thần chú mãi lúc sau mới tỉnh ra, và từ đó hết ngủ. Ngó qua ngó lại thấy tụi nó ngủ ngon lành, mà cái máy lạnh thì tự nhiên tắt (có lẽ auto nên tới đủ độ lạnh là tắt). Tui thức đến sáng luôn .

Tui dọa TM
- Bên khách sạn đó có MA, thầy nên đem valy qua khách sạn bên tui ngủ đi, có mấy anh em tui bên này .
May mà không có chuyện gì nặng lắm , chứ lỡ thầy té bể đầu thì làm sao đây.?

..." T.M qua khách sạn bên này ngủ 2 đêm bình yên. Sáng hôm sau, đoàn chúng tôi đi Hà Tiên, T.M cùng học trò mua vé máy bay về lại SG. Sau đó, để thắp hương cho 1 người đồng nghiệp quá cố từ 1988, tại Long Mỹ, Cần Thơ, T.M được nhóm học trò cũ khác đón tại sân bay TSN, đưa lên xe hơi, đi ngược trở lại Cần Thơ rồi Bạc Liêu, Sóc
Trăng ... Đến gần 4 giờ sáng hôm sau mới về tới SG! Như vậy, T.M dù tuổi mấp mé cổ lai hi mà còn vẫn hăng quá! Vì, T.M đã chu du hết 1 vòng tròn SG & Miền Tây bằng cả máy bay lẫn xe hơi trong vòng 24 tiếng đồng hồ!..."

Thật may mà thầy bình yên , chứ có chuyện gì là tui ân hận suốt đời !

NS

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Con hoạ lại bài của BA


NGÀY 10-3-1975

Cộng đến Banmê chạy vất cờ
Tây nguyên thất bại quân ta rút
Sợ quá mọi người phải bỏ đi
Nước nhà tan tác vì giải phóng

Dân chủ tự cường đói meo mốc
Công dân phường 1 bắt phải đi
Buôn rây cày cấy dân tri thức
Tập thể đau lòng cuốc đất đi !
(SK tạm họa lại)


BMT NGÀY 10 THÁNG 3 1975


10-3-1975
Chiến thắng BM tăng năng xuất
Giải phóng Tây Nguyên đảng chủ trì
Quân dân hưởng ứng đúng chu kỳ
Nước nhà độc lập nhờ ơn Bác
Dân chủ tự cường quốc tế tri
Nông dân phường 1 quyết ra đi
Buôn Rây đất tốt chuyên cầy cấy
Tập thể yên bình chẳng quản chi !
Hè 75 (24-4-75)
HC

THƠ CỦA BA


LOẠN LẠC NHỚ QUÊ

Quê ngoại chùa xưa tại đế kinh
Tương dưa đắp đổi biết bao tình
Kể từ thơ dại nương theo PHẬT
Kế đến ngày khôn sống tự mình
Phước Huệ tự dồn đưa tiếng kệ
Phủ tam qúy vọng động chày kình
Cũng mong về lại thăm cho biết
Có khác giày xung ? thuở thái bình!
1967 HC


THƠ CỦA BA


NHỚ MẸ
Nhớ mẹ lòng con mãi thiết tha
Công ơn dưỡng dục nặng bao la
Con vừa no ấm mong đoàn tụ
Mẹ đã lià trần ,hận xót xa
Xứ Huế đau buồn ôi chiến cuộc
Cao nguyên khổ lụy bởi can qua
Mẹ về tiên cảnh hầu ngoại tổ
Nhớ mẹ lòng con mãi thiết tha !
1948-HẢICHÂU

CÂY VÚ SỬA


CÂY VÚ SỮA SAU NHÀ

Con leo vú sữa sau nhà
Trái sai chín đậm thật là ngọt ngây
Nhớ ngày xưa cũng nơi đây
Bắc thang ,ba hái cất rày cháu BO
Ba thương con cháu ,chăm lo
Tuổi già đâu kể gầy gò sức ông
Cuộc đời nối tiếp tổ tông
Bây giờ con hái trái mòng cúng ba
Cầu mong nơi cõi ta bà
Ba vui tiên cảnh trái nhà con dâng !
NS
(Thưởng &Kim Chi leo hái trái vú sữa)