Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

VỀ CHÙA LINH QUANG (TUỆ QUANG )


   PHỤ BẢN  -bạn TĐVL

     CHÙA LINH QUANG (Trường Tuệ Quang cũ)


        
Thấy rồi, nhưng không nhận diện được vì bây giờ các chùa mới làm đều to và như nhau. Gần giống với chùa N đã về thăm 6 năm trước đây. Chùa vẫn còn cây Ngọc Lan lớn trước cỗng.  Bây giờ đường đi lên cỗng lài lài từ mé hẽm trên cặp đường HBTrưng cho đến giửa cỗng cũ, chứ không đi thẳng tam cấp lên nữa, rất thuận tiện cho các loại xe đi lên chùa. Bề ngang chùa xây cất mới ra sát đường hẽm hai bên hông. Cơ sở bề thế lắm, không còn chút nào hình ảnh chùa củ. Có lẽ năm 68 bị bom tàn phá rồi xây cất lại, vì nơi đây nghe chừng như trên đường rút, sau khi không làm ăn gì được trong chuyến xâm nhập.
Hồi nhà Bác Uyền còn một nhân vật nữ N nhớ là người nhỏ con, đen nhưng đánh đàn panjo và mandolin rất mạnh, rung giật thật thoải mái làm N thấy rồi nhụt chí bỏ học đàn luôn, N không biết tên nhưng nhớ là thường đeo đôi bông tai lòng thòng.
XN và MH bọn N thường theo khi Trường chuyển ra khu nhà ngả ba đường PĐPhùng và dốc HNghi, kế bên lò Bánh mì Hải sơn. Ở đây N nhớ mải răng khễnh LH hát song ca với KD bài Khúc ca ngày mùa thật hay trong đêm Văn nghệ trước khi bãi trường nghĩ hè hay Tết năm N học Đệ Ngũ (56). Sau đó nừơng chuyển đi mất hút luôn.
Còn đêm văn-nghệ ở trường TQuang số4 mừng Phật Đản năm 55 do Thầy Đạt Bửu chủ trì là N đóng vai thái tử TĐĐ. Khi thành đạo, để tỏa hảo quang, N bấm đèn pin, bóng gắn trên tráng lâu quá khiến phỏng da, cả tuần sau mới hết. Sẹọ để lại cũng khá lâu, mãi cả năm. Cô Minh nhỏ không học TQ, (còn Ngoc Minh bồ Anh Dần mới học TQ) nhưng đi GĐPT/TQ đóng vai Công chúa Gia Du Đà La còn Rô hình như đóng vai Cô nàng cúng sửa thì phải.  Năm ĐLục là năm nhiểu kỹ niệm vì có nhiều sinh hoạt trai (2lần).
Trại đầu ở vườn chè có tháp, có phát hành báo Thép Non in bằng bôt gạo (in bằng bột gạo nên có đề là in tại nhà in Baọ Gột). Để in, phải viết ngược bằng mực in rồi đặt lên bột gao nhồi sau 10-15 phút lấy ra rồi mới chà giấy để in. Mỗi trang in được từ 20/25 bản, nên các bản sau cùng vừa nhoè vừa nhạt rất khó đọc. Các tay viết chữ đẹp như Thầy ĐB, Chú Châu Toàn, Chú Đức Bổn... đều bị tập trung để viết bản gốc. Lúc đầu rất chậm vì phải viết ngược không quen, sau không nhớ ai tìm ra cách viết mực trên gương trước rồi đặt giấy gốc lên để rút mực rồi mới đặt lên bột. Cách này nhanh hơn và đep vì khi viết trên gương bình thường nên thẳng hàng hơn. AnhLân, anh của N, trình bày và in. Bià trình bày hình cành trại có nhiều căn lều, ngày tháng...và số 1, nhưng số 2 thì chẳng bao giờ ra vì sau đó AnhLân về lại Saigon nên không có người trình bày. Báo it người nhớ vì số lượng hạn chế, mỗi đội chỉ được phát một tờ để chuyền nhau coi và chỉ ra có một lần. N nhớ rõ tên Thép non vì bài phi lộ của Thầy ĐB:"Thép non là thép chửa già" đúng là trớt quớt!
Trại thứ hai ở rừng Cam Ly hạ. Từ trường đến nơi cắm trại phải qua con suối mà học sinh (nội trú) ở chùa thường tắm giặt hằng tuần. Đội Trâu già của N gồm toàn tay học giỏi, LV Trà(số 6, chết 198..), NCTạo (ở trước chùa, chết 2007), HHQuân (Hoàng Diệu, chết 2008), Đỗ Hương (ở PĐPhùng chết sau 75), NĐThuyên(HBTrưng),  HVMai và PHPhùng (CầuĐất), NgHPhương (Dran) và TĐVLong (Saigon) được chỉ định làm cầu qua suối và được tuyên dương vì đã thực hiện cầu an toàn và nhanh kịp cho việc căng lều trại và các sinh hoạt. Đội Trâu Già đoạt giải nhất với phần thưởng một hộp bánh thật to.
TĐVL

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét